0985.629.002

Cảm Biến Áp Suất

Cảm biến áp suất là từ khóa hiện nay đang rất được nhiều người sử dụng tìm kiếm trên google. Chúng ta sẽ tìm thấy được nhiều đơn vị phân phối khác nhau và cũng như nhiều thương hiệu khác nhau trên thế giới. Trong chuyên mục này chúng tôi sẽ giới thiệu nhiều loại cảm biến áp suất để các bạn cùng tham khảo, cũng như cấu tạo, cách đấu nối, cách chọn cảm biến áp lực phù hợp…

Cảm biến áp suất hơi nóng
Cảm biến áp suất hơi nóng

Cấu tạo

Cấu tạo cảm biến bao gồm chủ yếu 2 thành phần chính sau đây:

Phần tiếp xúc trực tiếp với lưu chất người ta gọi là màng cảm biến. Màng cảm biến này được làm bằng nhiều loại chất liệu khác nhau như: ceramic, inox, titan…Nhưng thông dụng nhất là inox vì chất liệu này sẽ dùng được cho nhiều ứng dụng khác nhau.

Thành phần cấu tạo cảm biến áp suất
Thành phần cấu tạo cảm biến áp suất

Thân và board mạch cảm biến, thân cảm biến thông thường cũng được làm bằng chất liệu inox để cảm biến có độ bền cao. Phần board mạch có tác dụng nhận sự thay đổi từ màng sau đó chuyển đổi và khuếch đại để đưa ra tín hiệu chuẩn cho người dùng.

Cách đấu nối

Hiện nay với dòng cảm biến đo áp suất được chia thành các loại như sau: loại tín hiệu 4-20ma 2 dây, 3 dây, 4 dây ; loại tín hiệu 0-10v 3 dây ; loại tín hiệu 0,5…4,5v 3 dây. Do đó sẽ có nhiều cách đấu dây cho từng loại khác nhau.

Loại cảm biến áp lực có ngõ ra tín hiệu 4-20ma 2 dây là đấu nối khá phức tạp nhất. Nếu thiết bị nhận đã có xuất nguồn loop trên 2 dây tín hiệu 4-20ma thì chúng ta chỉ cần đấu nối dương theo dương và âm theo âm. Còn nếu thiết bị nhận tín hiệu 4-20ma nhưng không có xuất nguồn loop thì chúng ta cần phải đấu nối thêm bộ nguồn rời 24vdc thì cảm biến mới hoạt động được.

Cách đấu dây cảm biến áp lực 4...20ma 2 dây
Cách đấu dây cảm biến áp lực 4…20ma 2 dây

Cảm biến đo áp suất có ngõ ra 4-20ma loại 2 dây, 3 dây hoặc cảm biến có ngõ ra áp 0-10v, 0,5…4,5v thì việc đấu nối khác đơn giản. Chúng ta tiến hành đấu nối 2 dây nguồn 24vdc vào chân cấp nguồn cảm biến, đồng thời 2 dây tín hiệu cảm biến đấu nối với ngõ vào tín hiệu trên thiết bị nhận là được.

Chọn cảm biến đo áp suất phù hợp

Để chọn được một cảm biến sử dụng tốt, độ bền cao và phù hợp với nhiều ứng dụng chúng ta dựa vào những tiêu chí sau đây:

Nhiệt độ sử dụng: Với những cảm biến thông thường sẽ chịu được nhiệt độ tối đa là 100oC nên có thể dùng được cho cảm biến áp suất nước, cảm biến áp lực thủy lực. Tuy nhiên nếu chúng ta dùng là cảm biến áp suất hơi thì phải lắp thêm ống siphon để giảm nhiệt hoặc chọn một loại cảm biến khác có nhiệt độ cao hơn.

Ống siphon
Ống siphon

Chọn tín hiệu ngõ ra phù hợp với thiết bị nhận. Ví dụ bộ hiển thị, PLC nhận tín hiệu 4-20ma thì chúng ta chọn cảm biến cũng có ngõ ra tương tự, nếu chúng ta chọn loại ngõ ra 0-10v PLC sẽ không nhận được tín hiệu này.

==> Các tiêu chí quan trọng

Tiêu chí quan trọng nhất là thang đo áp suất. Chúng ta nên chọn cảm biến có thang đo gần với áp suất hoạt động thực tế nhất. Vì nếu chọn loại có áp suất nhỏ sẽ dẫn đến hỏng cảm biến vì quá áp, còn nếu chọn loại có áp suất quá cao thì ngõ ra tín hiệu sẽ không nhận thấy được khi áp suất thay đổi.

Chất liệu màng cảm biến cũng là phần khá quan trọng.Thông thường chúng ta nên chọn cảm biến có màng bằng chất liệu inox sẽ dùng được cho nhiều ứng dụng, còn với màng cảm biến bằng ceramic sẽ rất nhanh hỏng và dùng được cho ít ứng dụng.

Về lưu chất: nếu trong lưu chất có độ sệt cao hoặc cặn nhiều thì nên chọn loại cảm biến có màng nằm phía ngoài đễ dễ vệ sinh. Nếu chúng ta chọn cảm biến có màng nằm trong lỗ sẽ rất dễ gây nghẹt và hỏng cảm biến.

Thông số cơ bản cảm biến áp lực

Thang đo áp suất thường dùng: -1…0bar, 0…1bar, 0…4bar, 0…6bar, 0…10bar, 0…16bar, 0…25bar, 0…40bar, 0…160bar, 0…250bar, 0…400bar…

Tín hiệu ngõ ra có thể chọn lựa: 4…20ma, 0…10v, 0,5…4,5v

Ren kết nối G1/4 (13mm) bằng inox

Kết nối điện chuẩn DIN có thể tháo rời

Chất liệu màng cảm biến bằng inox

Nhiệt độ chịu đựng tối đa 100oC

Tư vấn kỹ thuật trước khi mua hàng

Trần Hon – 0985629002

Email – hon.tran.la@gmail.com